Cách phòng ngừa bệnh tôm bị mềm vỏ hiệu quả

Tôm mềm vỏ hay hội chứng LSS – Loose Shell Syndrome là chứng bệnh xuất hiện khá phổ biến tại các ao nuôi thuỷ sản hiện nay với những biểu hiện phổ biến như vỏ tôm bị mỏng, nhũn, nhăn nheo, quần thể tôm dạt bờ cao và có thể chết rải rác. Đây đây là căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tôm nuôi và gây thiệt hại nặng nề đến kinh tế nghề nuôi tôm. Bài viết này, Biogency sẽ giúp bà con tìm hiểu kỹ hơn nguồn gốc của căn bệnh này và tìm ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả quả nhất, hãy chú ý theo dõi nhé!

Nguyên nhân làm tôm bị mềm vỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm mềm vỏ, sau đây chúng tôi sẽ phân loại nguyên nhân tôm mềm vỏ theo cơ sở thực tế và nguyên nhân tôm mềm vỏ theo cơ sở khoa học để các bà con nắm rõ.

Nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ theo cơ sở thực tế
+ Thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Khi tôm lột xác để tạo vỏ mới, vỏ mới sẽ cứng trở lại trong vòng 24 giờ, nhưng nếu tôm không được cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tạo vỏ thì vỏ sẽ trở nên mềm và mỏng.

+ Tác động môi trường:

Nước ao nuôi bị ô nhiễm: Nước bị nhiễm cặn công nghiệp, nông nghiệp hoặc hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu từ các hoạt động nuôi trồng.
Nước ao nuôi có độ mặn hoặc độ kiềm thấp quá mức
Ngoài ra, việc nuôi tôm dày, mật độ nuôi ao nuôi thâm canh cao, môi trường nuôi thay đổi cũng khiến tôm dễ mắc bệnh mềm vỏ.
Nghiên cứu khoa học đưa ra nguyên nhân tôm mềm vỏ (hội chứng lỏng vỏ)
Theo kết quả của nghiên cứu của Kuzhanthaivel Raja và các cộng sự (2015), cho thấy rằng các thông số chất lượng nước như độ mặn, oxy hòa tan và nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến sự lây nhiễm LSS, nhưng giá trị pH đóng một vai trò quan trọng chính trong thí nghiệm này. Trong các ao nuôi bị nhiễm LSS, giá trị pH tăng lên cùng với thời gian bắt đầu của quá trình nhiễm hội chứng này. (LSS: Loose Shell Syndrome/hội chứng lỏng vỏ ở tôm)
Báo cáo gần nhất của các nhà khoa học Ấn Độ: Theo đặc điểm hình thái và xét nghiệm sinh hóa, người ta đã phân lập được 4 loại vi khuẩn từ mẫu tôm bị bệnh: Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus, Vibrio fluvialis và Vibrio parahaemolyticus. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng thiếu khoáng chất, chất lượng nước kém, quản lý kém và sự liên kết của vi khuẩn Vibrio có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng vỏ lỏng ở tôm nuôi.

Tham khảo: Dấu hiệu tôm bị bệnh gan

Triệu chứng và biểu hiện tôm mềm vỏ
Tôm mềm vỏ do môi trường và dinh dưỡng thường sẽ có biểu hiện cơ bản như sau:

Theo quan sát thông thường, tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và thời gian mềm vỏ kéo dài vài tuần. Tôm bị bệnh rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và những mầm bệnh nguy hiểm khác.
Quá trình nuôi sẽ thấy tôm yếu, chậm lớn, suy kiệt dần dẫn đến chết. Nếu tôm sống sót thì chúng cũng sẽ còi cọc và phân đàn.
Tôm mềm vỏ do ảnh hưởng của vi khuẩn (hội chứng lỏng vỏ)

Sau đây là hình ảnh mô tả chi tiết giúp bà con có thể hiểu rõ hơn về hội chứng lỏng vỏ ở tôm

Tôm chậm lớn, đuối sức, mềm, cơ bị nhũn, nhão, ăn kém.
Vỏ tôm rất dễ bị tổn thương và có một lớp keo trên bề mặt, lâu ngày tôm không lột xác sẽ làm vi khuẩn bám vào lớp vỏ bên ngoài.
Sắc tố Melanin xuất hiện trong gan tụy khiến gan teo nhỏ.
Ruột của tôm bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang màu trắng sữa đục.
Phần khe hở giữa cơ và vỏ bị lộ rõ
Sau đây đã những mô tả chi tiết qua hình ảnh, giúp bà con hình dung chi tiết hơn về hội chứng chứng lỏng vỏ ở tôm:

A) Tôm nhiễm bệnh có phần vỏ và cơ thịt lỏng lẻo

(B) Gan và tuyến tụy của tôm có sắc tố melanin, và gan co và nhỏ hơn so với tôm khỏe mạnh.

(C) Ruột của tôm bệnh chuyển sang màu trắng sữa đục

(D) Khoảng cách giữa cơ và vỏ thể hiện rõ ràng.

Kiểm tra mô bệnh học cho thấy gan tụy, cơ và mang của tôm nhiễm bệnh đã bị hư hỏng hoàn toàn. Bùn bám vào mang cũng sẽ làm giảm hô hấp của tôm. Các triệu chứng của tôm thẻ bị nhiễm bệnh tương tự như ở tôm sú bị nhiễm LSS theo báo cáo năm 1989.

Cách phòng ngừa bệnh tôm bị mềm vỏ hiệu quả
Để tránh tình trạng mềm vỏ, dù bị ảnh hưởng bởi môi trường, dinh dưỡng hay vi khuẩn thì bà còn cũng cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa cơ bản như sau:
Quản lý sát sao nguồn nước cấp vào ao nuôi có nguồn gốc từ đâu, nên diệt khuẩn nguồn nước cấp kỹ càng, nếu kiểm tra quá nhiều chất độc hại thì người nuôi nên thay đổi nguồn nước cấp. Giữ cân bằng cho sự phát triển của tảo, hạn chế tối đa sự phát triển của tảo độc gây ảnh hưởng đến tôm nuôi (Xem cách diệt tảo ao nuôi tôm)
Quá trình nuôi nên diệt khuẩn ao định kỳ, sử dụng hàm lượng khoáng chất vừa đủ để đảm bảo đủ chất cho quá trình tạo vỏ của tôm. Kết hợp sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi để ngăn chặn khí độc xuất hiện gây ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của tôm.
Chọn mua thức ăn từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn Vitamin và men tiêu hóa giúp cho tôm hấp thụ thức ăn tốt.
Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.
Chọn nhà cung cấp uy tín để mua thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng, thường xuyên trộn thêm vitamin, men tiêu hóa để tôm hấp thu thức ăn tốt hơn.

Nguồn: Thủy sản 365

Thông tin liên hệ: 09.333.333.61 hoặc truy cập qua facebook: Sinh học tôm vàng để biết thêm thông tin.

Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61 Quy trình nuôi tôm công nghệ cao SINH HỌC TÔM VÀNG tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin.

Sinh Học Tôm Vàng